Di tích lịch sử - văn hóa: Chùa Lương - đền thờ Thủy tổ - nơi hội tụ và lan tỏa sức mạnh đoàn kết của người dân Hải Hậu
Được ví là "ngôi chùa trăm gian", chùa Lương Nam Định chính là điểm dừng chân lý tưởng để du khách đến vãn cảnh chùa và chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ kính, đặc sắc.
Chùa Lương ở đâu Nam Định?
Vị trí: Thuộc địa phận xã Hải Anh - Hải Hậu - Nam Định
Chùa Lương - Cầu Ngói - Đình Phong Lạc là di tích lịch sử nổi tiếng của quê hương Hải Hậu có tọa lạc thuộc xã Hải Anh (đây chính là vùng đất Quần Anh xưa gắn liền với cuộc khai hoang lấn biển từ hơn 500 năm trước). Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử - ngôi chùa cổ này vẫn giữ được nét đẹp cổ kính với nghệ thuật điêu khắc đặc sắc, độc đáo.
Chùa Lương ở đâu Nam Định? Ảnh: Xuân Tiệp
Lịch sử hình thành chùa Lương Nam Định
Chùa Lương Nam Định và cầu Ngói chính là 2 di tích thuộc xã Hải Anh ngày nay. Nói đến lịch sử xây dựng ngôi chùa cổ vào thế kỷ XV - XVI. Tên gọi của chùa lúc bấy giờ là chùa Phúc Lâm hay được gọi với tên là chùa trăm gian. Chùa được xây dựng ở ngay Bắc chợ Lương thế nên người dân nơi đây gọi với cái tên là chùa Lương. Khi mới dựng lên, chùa được lợp chủ yếu bởi dòng lợp cỏ sau chuyển sang lợp ngói.
Trải qua nhiều lần trùng tu, xây dựng và tu sửa, giờ đây chùa Lương Hải Anh đã có quy mô ngày càng rộng lớn, hoàn hảo với 100 gian gồm: Tiền đường; Thượng điện; Hậu điện; 2 hành lang Đông Tây; nhà thờ tổ; 2 dãy hậu phòng; gác chuông, nhà khách, tam quan, trước chùa là hồ bán nguyệt vào mùa hè sen nở thơm ngát, phủ rợp sắc xanh.
Ngày nay, chùa Lương có quy mô vô cùng rộng lớn và mang nét đẹp kiến trúc dân tộc từ nhiều thời đại khác nhau. Nhưng chung quy lại, ngôi chùa vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc từ 2 thế kỷ XVII và XVIII.
Khám phá nét độc đáo của chùa Lương Nam Định
Kiến trúc chùa độc đáo
Về tổng thể kiến trúc, chùa Lương Hải Anh với khu vực chính được tô đậm rõ rét của trình độ kỹ thuật điêu luyện với khiếu thẩm mỹ tinh xảo, sắc bén mà nghệ nhân dân gian xưa tạo vẽ lên.
Toàn bộ khung của những hạng mục công trình của chùa luôn đảm bảo sự kiên cố, vững trãi với độ bền vững cao. Qua bao nhiêu tháng năm lịch sử mà kiến trúc ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng.
Kỹ thuật làm mộng, lắp ráp ở trình độ cao giúp cho các bộ phận công trình được liên kết chặt chẽ, khít mộng mà không hề bị lung lay. Đây chính là cái tài nghệ của nghệ nhân xưa trong việc hoàn thiện, tạo dáng các đầu đao, trụ, đấu, kìm, bắp quả, con rường, soi chỉ, lá mái, gia công đường hoành, các góc...
Nghệ thuật điêu khắc của ngôi chùa vô cùng đặc sắc. Ở mỗi thành phần kiến trúc nhất là ở những vì của tòa tiền đường đã được tô vẽ bằng những đường họa tiết, chạm khắc hình tượng con rồng bay bổng, mềm mại với tư thế có hồn đạt đỉnh cao nghệ thuật: rồng cuốn thủy, rồng chầu mặt nguyệt, rồng ngậm ngọc, rồng vuốt râu; rồng bay, trúc hóa long; rồng cùng ngựa chim cá vui đùa...Tất cả chi tiết đó đã tạo nên một bức tranh uyển chuyển, sinh động tăng vẻ đẹp cổ kính cho chùa Lương. Đặc biệt, hình tượng hổ phù được chạm khắc vô cùng thần thái, nhạy biến tăng thêm sự oai phong, cuốn hút cho chùa.
Kiến trúc chùa độc đáo
Khuôn viên chùa
Chùa Lương Nam Định được xây dựng trên địa thế đất vô cùng đẹp đẽ, thoáng đãng. Trước chùa chính là hồ bán nguyệt rộng rãi, làn nước trong xanh và được trồng sen. Vào mùa hè, hoa sen đua nở khoe sắc hồng tinh khôi hòa cùng với bầu trời cao xanh vời vợi mang đến cảnh đẹp thanh bình cho du khách thưởng ngoạn.
Hồ bán nguyệt rộng hàng mẫu như là một tấm gương soi phản chiếu bóng tam quan cùng với những hàng cây cổ thủ cao xanh tỏa bóng mát cho chùa. Khuôn viên chùa được phân định rõ thành 2 khu vực và gắn bó mật thiết với nhau.
Hồ bán nguyệt (Ảnh: Đinh Xuân Tiệp)
Khu vực 1: Gồm các công trình trọng điểm
Với khu vực 1 của chùa bao gồm những công trình trọng điểm, thiết yếu của chùa gồm 49 gian là: tiền đường, gác chuông, tam bảo, hậu đường, 2 dãy hành lang đông tây được liên kết chặt chẽ, logic với nhau theo lối giao mái, bắt vần tạo nên một kiến trúc độc đáo, hài hòa.
Vật liệu xây dựng tường chùa, lợp mái chính là gạch Bát Tràng vuông, ngói ta. Nổi bật trên cả đó là khu tiền đường 5 gian mang đậm nét đẹp kiến trúc thời Hậu Lê từ thế kỷ XVII - XVIII. Tổng thể kiến trúc của chùa Lương Nam Định không phát triển về chiều cao mà phát triển về bề ngang chiều rộng nên nhìn hàng mái chùa mềm mại, uốn cong. Cấu kiện kiến trúc ngôi chùa sử dụng theo kiểu bẩy, kẻ, câu đầu, trụ non ăn khớp, nhịp nhàng với nhau.
Khu vực 2: Nhà tổ và phòng chức năng
Khu vực 2 của chùa Lương bao gồm: nhà tổ Quan âm các; tăng phòng; nhà khách; nhà bếp, nhà kho...gồm 49 gian lớn nhỏ khác nhau với nét đặc trưng là kiến trúc cổ truyền dân tộc. Phía Bắc của chùa gồm hàng chục tháp mộ gắn liền với tổng thể kiến trúc ngôi chùa.
Du khách đến tham quan chùa Lương sẽ bị ấn tượng với giếng ngọc nơi đây bởi sự độc đáo. Giếng được xây dựng từ những chiếc cối đá xếp theo một vòng tròn lớn chồng lên nhau nhìn rất ấn tượng. Nước giếng trong vắt, mát lạnh và hay được nhà chùa dùng để đồ xôi, sửa lễ cúng Phật.
Giếng ngọc
Tượng phật
Tượng phật ở chùa được đặt tại vị trí cầu sàn với dáng thiết kế từ tốn, sinh động, gần gũi với đời sống của nhân dân. Những pho tượng này có kích thước khá lớn như: tượng Adi Đà; tượng Bồ Tát; Hộ pháp; bát vị Kim cương...đều thể hiện và tô đậm nét đẹp kiến trúc nghệ thuật tài hoa. Đặc biệt, 3 pho tượng Tam thế; khám thờ, tượng ông tổ khai sáng và những pho tượng khác đều có giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Hiện nay, tại dãy hàng lang Đông, Tây chính là nơi lưu giữ một khối lượng văn bia có giá trị to lớn. Tổng số bia trong chùa lên đến gần 40 bia chia làm 2 khối: "Bia vuông tạc tượng, bia tròn ghi công". Nội dung ở trong bia ghi rất phong phú: với bia hậu ghi công sức đóng góp của nhân dân tại chùa; bia ký ghi lại công đức khai sáng của 4 ông tổ qua những lần tu sửa, nâng cấp chùa cũng như quá trình khai hoang lấn biển.Hiện vật giá trị tại chùa
Sau phía hành lang Tây chính là ngôi đình Phong Lạc - nơi thờ cúng tứ tổ cũng như các vị liệt tổ khai sáng quê hương, dòng tộc, xây dựng đền chùa. Đặc biệt, những năm kháng chiến, chùa Lương Nam Định chính là cứ điểm cách mạng. Sau chiến thắng, phòng khách của chùa dùng để làm lớp học dạy chữ. Năm 1990, chùa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Tượng quan thế âm
Từ thời xưa, chùa Lương Nam Định chính là một điểm đến tham quan đặc sắc của mảnh đất Thành Nam. Với những người con Hải Hậu, đây còn là nơi tổ chức lễ hội chùa Lương đặc sắc vào tháng 3 âm lịch thu hút nhiều du khách địa phương và nơi xa trở về đây tham dự.
Và sắp tới nếu bạn có chuyến du lịch Nam Định thì nhớ ghé thăm cầu Ngói - chùa Lương để hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa nơi đây nhé.
Ảnh: Internet
Nhận xét
Đăng nhận xét