Hát xoan Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của quê hương Đất Tổ hay xuất hiện trong các nghi lễ đình làng, chùa miếu...Đây là một môn nghệ thuật đa yếu tố chuyên mục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng chung của cộng đồng.
Không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn của Phú Thọ mà hát xoan cũng là kho tàng quý giá của di sản văn hóa Việt Nam. Là loại hình dân ca nghi lễ phục vụ tín ngưỡng trong dịp hội làng, hát xoan chính là một phần văn hóa tín ngưỡng với ý nghĩa tốt đẹp: mong cầu ấm lo, nghề nghiệp phát triển xuôi buồm thuận gió cho dân làng. Đây cũng là phần quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng thờ vua hùng, tổ tiên của dân tộc Việt.
Hát xoan - Di sản văn hóa phi vật thể
Hát xoan là gì?
Hát xoan còn gọi là hát cửa đình hay "khúc môn đình" - nghĩa là hình thức nghệ thuật gồm nhiều yếu tố như: hát, ca nhạc, múa...nhằm phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng chung của cộng đồng.
Hát xoan khi trình diễn sẽ theo 3 chặng hát:
- Hát nghi lễ: Tưởng nhớ đến công ơn của các vua Hùng, các vị thần, hay những vị anh hùng có công trong việc xây dựng và giữ gìn đất nước.
- Hát quả cách: Nhằm ca ngợi thiên nhiên, con người cũng như đời sống lao động, sản xuất trong sinh hoạt cộng đồng thông qua 14 làn điệu khác nhau.
- Hát giao duyên: là khát vọng cuộc sống, tình yêu nam nữ thông qua làn điệu đậm chất trữ tinh, vui nhộn, hát đối đáp giữa Đào, Kép, trai tráng...
Nguồn gốc của hát xoan Phú Thọ
Nói về nguồn gốc của hát xoan Phú Thọ thì có nhiều cách lý giải khác nhau dựa trên những huyền thoại trong thời vua Hùng dựng nước. Người ta kể lại rằng: Vua Hùng trong lúc đi tìm đất đóng đô, khi dừng chân nghỉ ngơi tại quê Xoan Phù Đức - An Thái thì nhìn thấy lũ trẻ chăn trâu trong làng hát múa vui tươi. Vua rất thích và đã chỉ dạy thêm nhiều điệu khúc múa khác nữa. Và những điệu múa của vua Hùng và các bạn nhỏ chăn trâu gọi là điệu xoan tiên.
Nhưng lại có người kể lại rằng: vợ vua Hùng khi đau bụng đẻ mấy ngày mà không sinh nở được và nàng hầu gái đã mách đón nàng Quế Hoa hát hay, múa đẹp về mua xem. Khi đó, nàng Quế Hoa đã dược gọi đến trước giường rồi uốn tay, đưa chân dáng đẹp tuyệt trần, giọng hát trong trẻo, sắc đẹp như hoa...Vợ vua khi xem nàng múa tâm tư vui vẻ và đã hạ sinh 3 người con trai tuấn tú khác thường. Vua Hùng cực kỳ vui mừng, truyền gọi công chúa, cung nữ đến học múa của nàng Quế Hoa. Thời gian đó vào đúng dịp mùa xuân nên hát xoan được gọi là hát xuân.
Và theo một số nghiên cứu âm nhạc cho hay: hát xoan xuất hiện từ rất lâu từ thế kỷ XV đời hậu Lê. Lời ca hát xoan có những đặc điểm như hình thức văn chương từ thời thế kỷ XV. Nghĩa là hình thể chưa cố định vừa gồm thể thất ngôn, vừa xen kẽ những câu 6 tiếng. Do đó, người ta cho rằng hát xoan là một bộ môn âm nhạc phong tục xuất hiện từ thời kỳ nhà Lê.
Nguồn gốc của hát xoan
Hát xoan Phú Thọ gồm mấy phần?
Về cơ bản, hát xoan Phú Thọ được chia làm 3 phần chính:
Phần 1: Hát nghi lễ
Đây chính là phần lễ hát múa nhằm phục vụ cho những nghi lễ của hát xoan. Những người hát nghi lễ sẽ được tuyển chọn vô cùng khắt khe và kỹ càng để mang đến trình diễn ấn tượng, lôi cuốn. Sự chỉn chu trong hát nghi lễ được thể hiện rõ nhất qua: trang phục - giọng hát - điệu múa.
Khởi đầu của hát nghi lễ không thể thiếu những mâm lễ cúng dâng lên. Sau đó, sẽ có màn hát chào Vua và mời đức Vua về đình làng để tham dự lễ hội. Khi thủ tục dâng lễ được hoàn thiện thì đoàn kiệu bát công do 8 chàng trai trẻ trung, tuấn tú chưa vợ và nhà không có tang với đầy đủ phướn, trướng, chiêng vang lên để rước vua từ điện về đình. Và trong khi rước sẽ có 4 xoan đào trẻ tuổi chưa chồng đi dưới gầm kiệu hát làn điệu phụ giá.
Phần 2: Hát quả cách
Trong phần 2 của hát xoan Phú Thọ đó chính là hát quả cách. Đây chính là 1 phần hát cực kỳ đa dạng, phong phú thuộc mọi tầng lớp xã hội vừa múa và hát thể hiện đa dạng các làn điệu với biến tấu linh hoạt. Hát quả cách xuất hiện từ rất sớm và bắt đầu từ lao động nông nghiệp hình thành, có trước từ thời Hùng Vương dựng nước.
Hát quả cách khá đa dạng, phong phú và phản ánh rõ trong lao động và thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Theo thống kê chưa đầy đủ đã có 15 quả cách gồm: nhàn ngân cách, xoan thời cách, tràng mai cách, đồng dẫy cách, mục đồng cách, thuyền chèo cách, tứ mùa cách, kiều giang cách, chơi dân cách...
Phần trình diễn hấp dẫn, lôi cuốn
Phần 3: Hát giao duyên
Phần cuối cùng trong hát xoan Phú Thọ đó chính là màn trình diễn hát giao duyên. Đây có lễ là màn biểu diễn thu hút và lôi cuốn nhất thể hiện được tình cảm giữa người với người bằng tình yêu chân thành, sự trí tuệ bản lĩnh: hát Bỏ Bộ, đố Huề, hát Huề, hát Bợm, hát Đúm, đố Chữ...
Riêng múa Bỏ Bộ chính là màn múa hát minh họa muôn mặt của đời sống sinh hoạt của người nông dân và thể hiện những động tác, những công việc hay những công đoạn của công việc nên hát đến đâu thì động tác múa trình diễn minh họa đến đấy.
Hát xoan ngày nay
Với những giá trị nổi bật to lớn, ngày 24/11/2011 - tại hội nghị lần 6 của ủy ban liên chính phủ về bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO được tổ chức tại Indonesia - Bali; hát xoan Phú Thọ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn khẩn cấp của nhân loại.
Hát xoan hiện nay cần được bảo tồn và phát huy
Hiện nay, hát xoan đã có mặt tại 18 xã của 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Trong đó, 15 xã thuộc thành phố Việt Trì và 3 huyện Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay gồm 4 phường xoan đã được thành lập tại thành phố Việt Trì là: phường xoan An Thái, Xoan Phù Đức, Xoan Thét và Xoan Kim Đái.
Chính sức sống mạnh mẽ về nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, tục giữ cửa đình giữa các phường xoan và một số làng đã đưa hát xoan Phú Thọ lan tỏa rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh Phú Thọ trong sự tự nguyện của người dân nơi đây.
Hát xoan không chỉ là nét đẹp văn hóa của người dân vùng Đất Tổ mà đây còn là sản phẩm sáng tạo chung của dân tộc Việt Nam. Vì thế, loại hình dân gian này cần được lưu giữ, bảo tồn và phát triển trong cộng đồng từ đời này sang đời khác.
Ảnh: Internet
Nhận xét
Đăng nhận xét