Dù thương con đến mấy, thương con đến đâu, bạn cũng phải để con chịu đựng 6 loại đau khổ này nếu muốn con thành công.
Cha mẹ thực sự yêu con, hãy để con "chịu đựng" 6 loại đau khổ này: Nếu không trải qua sự rèn luyện sâu sắc, sẽ không thể trải nghiệm hạnh phúc nồng nhiệt
Nỗi đau từ việc đọc sách
Cuộc sống của bạn có đi lên hay không, tất cả nằm ở những cuốn sách bạn đọc và những người bạn gặp. Lười đọc sách khiến tâm hồn trẻ dần khô cứng, vô cảm với thế giới xung quanh.
Tri thức chỉ trưởng thành trong tĩnh lặng. Thực tế, ,đọc sách là hành trình khổ luyện và gặm nhấm nỗi cô đơn. Nếu đọc chỉ để dạy người khác, để sở hữu bằng cấp, để cho yên tâm là mình có đọc, thì sẽ sớm cạn kiệt niềm vui. Đọc là điều gì đó rất riêng tư. Niềm vui, nỗi buồn của việc đọc, về cơ bản, chỉ một mình mình thấu.
Như ai đó từng nói "cháo nóng húp quanh". Việc đọc cũng như vậy. Nóng quá thì phải từ từ. Đọc cái gì không hiểu thì tức là mình phải tìm cách khác để tiếp cận. Loanh quanh một hồi thì tới một lúc cháo bỗng dưng đủ nguội và mình tự nhiên ăn hết được một bát cháo. Hết bát này lại tới bát khác. Không có bát cháo nào đủ no cho cả đời. Đọc luôn là háo hức, là thấy đói, là được trí tò mò dẫn lối.
Nỗi đau từ lao động
Lao động là điều vinh quang nhất, đồng thời cũng là điều khó khăn và mệt mỏi nhất. Cha mẹ khuyến khích con cái làm việc nhà và đi làm thêm, không chỉ để chia sẻ trách nhiệm gia đình mà còn để con cái hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của lao động.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em càng yêu lao động thì tỷ lệ có việc làm càng cao và hạnh phúc trong cuộc sống càng lớn. Yêu một đứa trẻ thật sự không phải là đặt con vào cái ấm, mà là ủng hộ và tin tưởng con trong mọi quyết định.
Nỗi đau từ những lời chỉ trích
Sinh con thì dễ nhưng nuôi con mới khó; nuôi con thì dễ nhưng dạy con mới khó. Biết bao bậc cha mẹ thương con, ngại phê bình, khiến con cái trở nên thiếu ý chí. Nếu cha mẹ không muốn phê bình và kỷ luật con cái, họ đang nuông chiều và làm hư con mình. Là cha mẹ, đôi khi chúng ta quá dễ dàng bỏ qua những lỗi lầm của con trẻ. Chúng ta tự lừa dối mình bằng cách nghĩ thói xấu của trẻ thành những ưu điểm. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận ra rằng, duy trì hành vi xấu của con trẻ chẳng mang lại điều gì.
Theo các chuyên gia giáo dục sớm, những đứa trẻ không từng bị bố mẹ phê bình trong gia đình, đến khi ra làm việc ngoài xã hội thường dễ rơi vào tình trạng như: vừa gặp phải sự phê bình của cấp trên lập tức cảm thấy tất cả sụp đổ, tư tưởng mất phương hướng, hành động đi vào tiêu cực bằng cách nộp đơn xin thôi việc…
Người xưa có câu: "Uốn cây từ thuở còn non. Dạy con từ thuở con còn ngây thơ" Con cái ví như cái cây cảnh, tạo dáng thế nào là do ta uốn nắn. Cứ từ từ từng bước, kiên trì, nghiêm khắc và bao dung, cha mẹ sẽ uốn được những chồi non.
Nỗi đau từ suy nghĩ
Khổng Tử đã từng nói: “Học mà không suy nghĩ thì vô dụng, còn nghĩ mà không học thì chết”. Một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa cũng chỉ ra rằng, ở Trung Quốc, 90% trẻ em đang học “giả vờ”.
Trên đời không có đứa trẻ nào ngu ngốc thực sự, sự ngu dốt thực tế xuất phát từ việc lười biếng. Tất cả sự trì hoãn, lười biếng, chán học, thụt lùi hay trì trệ trong điểm số là do trẻ không muốn suy nghĩ. Chỉ có để trẻ siêng năng học tập, kiên trì suy nghĩ thì mới có thể thoát khỏi “cái lười ngu ngốc”.
Hạnh phúc thực sự là kết quả của sự chiến đấu. Nếu bạn không trải qua nỗi đau sâu sắc, bạn sẽ không trải nghiệm hạnh phúc nồng nhiệt.
Nỗi đau từ sự thất bại
Thành và bại luôn song hành trong cuộc sống. Con đường trưởng thành luôn có những thăng trầm, cha mẹ phải để con cái học cách chịu đựng thất bại, vì đó là liều thuốc tốt cho sự trưởng thành. Giống như ai đó từng nói: “Thành công không được xây dựng từ thành công. Càng không phải đại thành công. Mà đại thành công có được chính từ thất bại, thất vọng và thậm chí từ thảm họa”.
Theo Aboluowang
Nhận xét
Đăng nhận xét