Bức ảnh so sánh kích thước, màu sắc cũng như hình dáng của quả vải xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đã chứng minh vẻ đẹp vượt trội của sản phẩm nước Việt.
Theo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang, lô vải thiều tươi 2 tấn của Việt Nam được chuyên chở bằng máy bay sang Nhật Bản vừa qua đã được bán hết chỉ trong vòng vài tiếng đầu tiên mở bán.
Giá tiền các doanh nghiệp thu mua lô vải sớm đầu tiên của nông dân là 55.000 đồng/kg; giá bán tại các siêu thị Nhật Bản khoảng 350.000 - 500.000 đồng/kg. Đây là một mức giá rất cao so với thị trường trong nước.
Doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá rất cao, khen quả vải của Việt Nam đạt chất lượng tốt. Các doanh nghiệp phía Nhật cũng cho biết, dự kiến vụ vải thiều này họ sẽ nhập khẩu khoảng trên 1.000 tấn vải thiều từ Bắc Giang.
Với hương vị ngon, lạ, đặc biệt như quả to, vỏ đỏ, hạt nhỏ, cùi dày... đã đưa vải thiều Việt Nam trở thành quả vải ngon nhất ở thị trường Nhật Bản dù nước này có nhiều nguồn nhập vải thiều từ các nước khác.
Theo hình ảnh so sánh thực tế 3 giống vải: Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan, vải Việt Nam đứng đầu về kích thước cũng như mẫu mã, thậm chí vượt trội hơn hẳn so với vải Trung Quốc.
Về chất lượng, vải thiều Việt Nam, đặc biệt là vải thiều Bắc Giang cho vị ngọt lịm, thanh mát, mùi thơm đặc trưng; trong khi đó, vải Trung Quốc có vị ngọt đậm sắc, chứ không thanh mát.
Mặc dù vải thiều Trung Quốc cũng đã xuất hiện tại thị trường Việt, nhưng Trung Quốc lại vẫn là nước nhập khẩu hàng đầu mặt hàng vải thiều của Việt Nam (chiếm đến 70% tổng tỷ lệ vải thiều xuất khẩu).
Vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang xuất khẩu có màu đỏ tươi, vỏ mỏng, hạt nhỏ, vị ngọt đậm và thơm. Cùi quả dày, tỷ lệ cùi vào khoảng 68-70%. Khối lượng quả đạt từ 40-50 quả/kg.
Nhưng ít ai biết, để biến một 1kg vải thiều Bắc Giang từ 55.000 đồng ở vườn lên 350.000 - 500.000 đồng/kg tại Nhật Bản, các bên liên quan đã bỏ ra rất nhiều công sức.
ThS. Nguyễn Mạnh Hiểu – Trưởng Bộ Môn Bảo nông sản thực phẩm – VIAEP cho biết, để đảm bảo chất lượng quả vải thiều Bắc Giang tươi ngon tại thị trường Nhật Bản các khâu trong chuỗi sản xuất phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Trong quá trình sơ chế bảo quản đều được các chuyên gia công nghệ của VIAEP giám sát chặt chẽ.
Quy trình VIAEP hiện được tính thành 13 bước, từ ‘quả vải tươi’ đến tay người tiêu dùng, trong đó xử lý sau thu hoạch và bảo quản phải trải qua 10 bước: từ cắt cuống, lựa chọn kích cỡ - trọng lượng, đóng rổ, khử trùng, rửa, xử lý bằng dung dịch, làm ráo, đóng gói/đóng thùng, làm lạnh sơ bộ, vận chuyển – xuất khẩu.
Trước đây, trải qua hơn 5 năm đàm phán, nỗ lực đáp ứng các quy định khắt khe, Việt Nam mới có thể được cho phép nhập vải thiều Bắc Giang nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản .
Cụ thể, từ năm 2020, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với vải thiều của tỉnh Bắc Giang. Từ đó, quả vải tươi của Việt Nam chính thức được chấp thuận nhập khẩu vào Nhật Bản.
Năm 2021, toàn tỉnh Bắc Giang trồng 28.100ha vải thiều, sản lượng ước 180.000 tấn, tăng 15.000 tấn so với năm trước. Để phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, ngay từ đầu năm 2021, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, cùng các huyện Lục Ngạn, Tân Yên (Bắc Giang) đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật tập trung sản xuất vùng vải thiều với diện tích 219ha, sản lượng vải thiều ước khoảng 1.800 tấn.
Nhận xét
Đăng nhận xét