Đặt chân về bản Ú Phú Thọ, bức tranh thôn quê vùng núi trung du cứ dần hiện ra bởi khung cảnh thiên nhiên đậm chất thơ với nét bình dị, hoang sơ đẹp đến nao lòng.
Mặc dù không nổi danh như nhiều điểm tham quan khác tại Phú Thọ. Thế nhưng, ai đã từng đặt chân đến bản Ú Tân Sơn rồi đều bị chinh phục bởi nét đẹp quá đỗi bình yên, cảnh vật hoang sơ, người dân thân thiện, dễ mến. Khung cảnh bản Ú như là một bức tranh trong veo vẫn giữ được hàng cây cổ thủ, con đường vào làng hoang sơ với hồ nước xanh mát.
Lẳng lặng hòa nhập với thiên nhiên, cảnh vật nơi đây thì mọi buồn phiền, mệt nhọc cũng được xua tan đi nhanh chóng. Cứ thể, bản Ú Phú Thọ bước vào tâm trí lữ khách một cách nhẹ nhàng, bình yên như những gì vốn có của nó: từ phong tục, lối sống của người dân tộc Mường cho đến những đặc sản Tân Sơn cũng đủ khiến bạn phải mê lòng.
Bản Ú ở đâu Phú Thọ?
Cách thủ đô Hà Nội khoảng tâm 130km, bản Ú Phú Thọ là một trong những bản hẻo lánh nhất của xã Thu Cúc. Đây là bản làng thuộc huyện vùng cao Tân sơn - Phú Thọ có tọa lạc nằm ngay ngã 3 giữa QL 32 lên Yên Bái và QL32B sang Lạng Sơn. Chính vì thế, đây cũng là điểm dừng chân quen thuộc của nhiều phượt thủ cũng như các đoàn du lịch khi thực hiện tour du lịch tham quan Tây Bắc.
Và hầu hết, những ai đã đặt chân đến xã Thu Cúc đều chỉ nghỉ lại trong chốc lát rồi lại tiếp tục chuyến hành trình về Tây Bắc của mình. Vì thế, mà khách du lịch ít nhận ra được vẻ đẹp bình yên, trong trẻo, nên thơ của một bản Ú xinh tươi nằm lẳng lặng tại miền sơn cước này.
Bản Ú đẹp thanh bình
Thời điểm đẹp nhất tham quan Bản Ú Phú Thọ
Bản Ú thuộc huyện miền núi Tân Sơn - Phú Thọ. Thế nên nơi đây cũng sở hữu những nét đẹp văn hóa, truyền thống đặc trưng của người đồng bào dân tọc Mường. Bên cạnh đó, ẩm thực của nơi đây cũng vô cùng đặc sắc.
Vì thế đi vào bất kỳ thời điểm nào trong năm bạn cũng sẽ cảm nhận được sự bình yên, hoang sơ, nét đẹp tiềm ẩn riêng biệt của bản Ú Phú Thọ. Tuy nhiên, vì thuộc huyện vùng núi thế nên đường đến đây cũng khá nguy hiểm. Do vậy, để chuyến hành trình không bị gián đoạn khi về thăm bản Ú hãy tìm hiểu và xem dự báo thời tiết trước khi đến đây. Nên đi vào những ngày nắng đẹp, thời tiết mát mẻ để cảm nhận được vẻ đẹp bình dị, nguyên sơ của ngôi làng người Mường khi vẫn còn giữ nếp nhà lợp mái cọ đơn sơ.
Tham quan Bản Ú Tân Sơn
Vẻ đẹp nguyên sơ của bản Ú Phú Thọ khiến du khách nao lòng
Lối vào bản Ú
Đặt chân đến bản Ú Phú Thọ, điều dễ nhận ra là lối vào bản làng là con đường đất đậm chất đường làng quê Bắc Bộ thời xưa. Cảnh vật hoang sơ, thân quen với sự xuất hiện của những mái nhà lợp từ cây cọ. Đan xen với đó là một màu xanh nõn nà của cánh đồng lúa trải rộng đều khắp bên dòng sông Bứa.
Và không thể không kể đến những hàng cây cổ thụ lâu năm che bóng mát cho người dân nơi đây trên nền cỏ xanh tốt. Hình ảnh bản Ú hiện lên thanh bình, yên ả khi có sự xuất hiện của những chú trâu đang thảnh thơi gặm cỏ non. Đi giữa khung trời bản Ú khiến bạn cứ ngỡ đang quay trở lại ký ức tuổi thơ của 20, 30 năm về trước.
Đường vào làng thanh bình yên ả
Dòng sông Bứa êm đềm
Tại bản Ú phần đa là người dân tộc Mường sinh sống nơi đây. Và nghề chính để nuôi sống họ đó chính là nghề trồng lúa nước. Thế nên, thủy lợi để canh tác nông nghiệp được bà con nơi đây chú trọng. Và từ những năm 1960, người dân bản Ú đã cùng ngăn chặn dòng sông Bứa mục đích để làm phục vụ canh tác nông nghiệp.
Dòng sông Bứa cũng vì thế đã góp phần làm đẹp cho bản Ú thêm êm đềm trong veo. Dòng nước sông rất trong mát, phẳng lặng. Nước sông chảy róc rách, tí tách chẳng khác nào những dòng thác đang đổ từ trên cao xuống từ bản xa.
Và để qua sông Bứa, người Mường đã sử dụng những cây giang để ghép lại thành bè mảng. Thế nên, bạn sẽ không quá bất ngờ khi bắt gặp những cô gái, chàng trai Mường chặt cây giang, cây nứa trên rừng về. Rồi họ bó lại thành một mảng để thả trên sống. Đây chính là phương tiện để giúp họ qua được sông Bứa.
Dòng sông Bứa êm đềm, trong vắt
Về bản Ú Phú Thọ, bạn sẽ bắt gặp một con đạp bằng gỗ chặn ngang dòng sông Bứa với thiết kế độc đáo có 1 - 0 - 2. Con đập này được người dân làm từ gỗ keo, lá cọ, phên nứa và đất. Đập nơi đây được làm khá nguyên sơ với lớp đầu tiên chính là lớp gỗ được dựng chắn ngang sông. Lớp tiếp theo sẽ được xếp ngang bởi chồng gỗ khác. Cứ thể lặp đi lặp lại và tạo thành đập Ú cao tới tận 5m thì thôi.Đập Ú
Sau đó, người dân trong làng sẽ đan thêm phên nứa dài để phủ lên chiếc đập ú này. Rồi tiếp tục là những lớp lá cọ sẽ được phủ kín chồng kín lên phên nứa. Sau cùng sẽ chèn thêm lớp đất để che phủ lớp lá cọ. Chính cách làm đập thủ công, cầu kỳ, tỉ mẩn đã khiến đập Ú mang nét đẹp hiếm có, khác xa những đập nước mà bạn đã từng nhìn thấy.
Điều tuyệt nhất là khi ngăn chặn sông Bứa, những dải nước trắng mịn màng xuyên qua đập gỗ tạo lên những thảm nước trắng vô cùng đẹp. Cứ ngỡ như mình đang đứng ở thác nước nào đó ngắm dòng nước đổ từ trên đỉnh xuống hồ nước vậy.
Đập gỗ ngăn dòng sông Bứa
Hồ nước xanh trong
Ngược lên phía trên đập Ú, bạn sẽ bắt gặp hồ nước xanh vắt - đây chính là thành quả chặn sông, lấy nước của đồng bào dân tộc Mường. Dòng sông Bứa chảy gần đập Ú với hình dáng uốn lượn và sự xuất hiện của nhiều tảng đá lớn nhỏ trông chẳng khác nào chân thác nước đổ. Hai bên bờ sông được bao bọc bởi những vạt trừng già nguyên sinh với thảm thực vật trù phú tạo nên khung cảnh nên thơ, hùng vĩ đẹp đến nao lòng.
Vào những ngày hè nóng bức, oi ả để thanh gột tâm hồn và tìm sự mát mẻ thì điểm hẹn lý tưởng của người Mường tại bản Ú đó chính là đến đập Ú, hồ nước xanh mát. Tại đây, bạn sẽ cảm nhận được rõ hơn vẻ đẹp treo veo của bản làng và tha hồ quậy mát bên dòng sông Bứa.
Ngược lên đập Ú là hồ nước xanh vắt
Tuy không nhiều cảnh đẹp ngút ngàn như nhiều nơi khác. Thế nhưng bản Ú Phú Thọ vẫn khoắc trên mình sự long lanh, bình dị của dòng sông, hồ nước, hay những thảm thực vật nguyên sinh, trù phú. Và nếu đã đến Tân Sơn rồi thì đừng bỏ lỡ ngôi làng đơn sơ, mộc mạc này nhé. Chắc chắn, bạn sẽ tìm lại được đôi phần ký ức tuổi thơ khi ghé thăm bản làng nhỏ xinh với cảnh vật bình dị mà thiên nhiên tặng cho nơi đây đấy nhé!
Ảnh: Internet
Nhận xét
Đăng nhận xét