Chùa Hạnh Phúc Tăng - công trình biểu tượng văn hóa Khmer lâu đời nhất ở Vĩnh Long
Cùng với chùa Phù Ly, chùa Phật Ngọc Xá Lợi, chùa Hạnh Phúc Tăng được xem là biểu tượng tôn giáo và văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đất Vĩnh Long.
Hạnh Phúc Tăng cổ tự theo tiếng Khmer được gọi là Sanghamangala. Ngôi chùa nối tiếng của đồng bào Khmer này tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Đường đi đến ngôi chùa có lối kiến trúc cổ và độc đáo này khá đơn giản, đường đi bằng phẳng. Nếu du khách xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ đi qua quãng đường dài khoảng hơn 100km. Bạn có thể lựa chọn đi xe máy hay ô tô, đi theo quốc lộ 1A để về tỉnh Vĩnh Long. Khi nào đến trung tâm thành phố Vĩnh Long rồi thì bạn tiếp tục đi qua 2 chuyến phà Băng Tra và Thanh Bình rồi di chuyển tiếp một đoạn ngắn thì sẽ đến được chùa.
Đường vào chùa. Ảnh: FB chùa cổ Hạnh Phúc Tăng.
Nên đến chùa Hạnh Phúc Tăng vào dịp nào trong năm?
Cũng như những ngôi chùa đẹp ở Vĩnh Long khác, chùa cổ Hạnh Phúc Tăng mở cửa quanh năm để đón khách du lịch thập phương đến viếng và tham quan. Nhưng nếu yêu thích không khí lễ hội náo nhiệt và muốn tìm hiểu thêm về tôn giáo, văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ thì du khách nên check in chùa vào thời gian diễn ra 3 lễ hội quan trọng.
Ngôi chùa đẹp của Vĩnh Long. Ảnh: Cảm nhận Việt Nam.
Đó là: Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Ok – Om – Bôk và lễ Sen Đôn Ta đầy ý nghĩa. Dịp lễ đầu tiên trong năm chính là Tết Chôl Chnăm Thmây, còn được gọi là lễ mừng năm mới cổ truyền của dân tộc Khmer. Lễ hội này diễn ra vào ngày 14 đến 16 tháng 4. Tiếp theo là lễ Sen Đôn Ta (lễ cúng ông bà). Nếu như người Kinh và người Hoa có lễ Vu Lan diễn ra vào rằm tháng 7 hàng năm thì người Khmer đón lễ báo hiếu vào các ngày 14-15 tháng 10 và ngày 1 tháng 10. Cuối cùng là lễ Ok – Om – Bôk. Đây chính là lễ Cúng Trăng hoặc “Đút cốm dẹp” diễn ra vào ngày 14-15 tháng 10 âm lịch mỗi năm.
Một trong những ngôi chùa Khmer có kiến trúc đẹp nhất miền Tây. Ảnh Tôi là người miền Tây
Đi du lịch Vĩnh Long và ghé thăm chùa cổ Hạnh Phúc Tăng vào đúng thời gian này, bạn vừa được hòa mình vào không khí náo nhiệt và vui vẻ của lễ hội truyền thống lại vừa được cầu an, lễ chùa trong không gian nghiêm trang và cổ kính của công trình tôn giáo có bề dày lịch sử này.
Truyền thuyết về sự ra đời của chùa Hạnh Phúc Tăng
Theo lời kể của các bậc cao nhiên sống ở địa phương thì xưa kia khu vực có chùa tọa lạc là một khu rừng già với nhiều loài thú dữ sinh sống như hổ, beo… Vì vậy mà người dân trong vùng không ai dám bén mảng tới đây. Cho đến một ngày nọ, một vị tu sĩ đến đây lập am sinh sống và tu hành. Từ đó ông bắt đầu thuần phục các loại thú và dần dần chúng trở nên hiền lành, nghe lời hơn, không tấn công con người nữa. Ngôi am nhỏ được vị sư này đặt tên là Hạnh Phúc, và từ đó cái tên này tồn tại cho đến ngày nay.
Cổng chùa. Ảnh: thamhiemmekong
Về niên đại hình thành, các nhà nghiên cứu cho rằng Hạnh Phúc Tăng cổ tự được hình thành từ rất lâu đời. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng đây là ngôi chùa có niên đại cao nhất so với các chùa Khmer khác trên địa phận hai tỉnh có nhiều chùa chiền cổ là Vĩnh Long và Trà Vinh. Theo đó, chùa được xây dựng vào năm 632 dương lịch, có nghĩa là vào thế kỷ thứ VII. Người ta rút ra được kết luận này dựa vào số năm thành lập chùa được khắc lại tỉ mỉ trên vách của khu vực chánh điện. Ban đầu chùa chỉ là một am nhỏ được xây dựng bằng cây lá đơn sơ. Qua thời gian và bao biến cố thăng trầm, ngôi chùa mang tên Hạnh Phúc Tăng đã nhiều lần được trùng tu, sửa chữa, xây dựng kiên cố hơn bằng bê tông cốt thép vững chắc. Lần tu bổ gần nhất là vào năm 2009, 2011 và 2015.
Chùa cổ Hạnh Phúc Tăng theo tiếng Khmer gọi là Sanghamangala. Ảnh: Vietfuntravel
GỢI Ý TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY KHUYẾN MÃI |
Kiến trúc đậm chất Khmer của chùa Hạnh Phúc Tăng
Ở Trà Vinh, chùa Hang Kompông Chrây, chùa Âng và chùa Vàm Ray là những điển hình cho nền văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer thì chùa Phù Ly, chùa Kỳ Son và chùa cổ Hạnh Phúc Tăng được xem là công trình tôn giáo đại diện cho kiến trúc khmer cổ xưa. Tất cả được thể hiện trước tiên ở các hoa văn được chạm trổ tinh xảo tỉ mỉ trong chùa.
Tượng Phật phía trước Chánh Điện. Ảnh: thamhiemmekong
Vẻ đẹp của ngôi chùa cổ còn nằm trong lối kiến trúc hòa trộn tinh tế giữa phong cách xây dựng mang màu sắc Ấn Độ và Thái Lan. Trước sân chùa là tượng Phật Thích Ca to lớn cao 12m với tư thế nghiêm trang ban phước lành cho chúng sinh. Khu vực chánh điện thì được xây nền cao, dựng bằng bê tông và xi măng kiên cố, nền được lát gạch sau nhiều lần trùng tu. Mái lợp ngói thành 3 cấp, tạo nên độ dốc đẹp mắt 45 độ nhưng vẫn giữ được nét cổ kính.
Tượng Phật nằm. Ảnh: FB chùa cổ Hạnh Phúc Tăng.
Bên cạnh đó, trên mỗi đầu cột ở đây đều có hình nữ thần Kayno làm gờ để chống đỡ mái, chạm khá tinh tế. Đỉnh nhọn nằm chính giữa nóc được điêu khắc công phu. Khi đi vào trong chánh điện, du khách sẽ nhận ra công trình lớn nhất của ngôi chùa bao gồm các pho tượng lớn như tượng Phật khất thực, tượng Phật thiền định, tượng Đức Phật cảm thắng Ma Vương và tượng Phật nhập Niết bàn…
Kiến trúc độc đáo. Ảnh: Vntrip
Ngoài ra còn có tượng chằn đắp nổi ở hai bên bệ thờ. Phía sau của chánh điện là khu vực trồng cây sala. Ở đây có một bàn thờ Phật quay về hướng Đông và hậu điện xây theo kiểu nhà ngang, tường gạch mái ngói. Đây cũng là nơi hội họp cũng như tiếp khách của các Phật tử hay nơi tiến hành những nghi lễ khác của ngôi chùa cổ Hạnh Phúc Tăng bao gồm cả lễ dâng cơm... Ngoài ra, khuôn viên chùa còn có các sima, là khái niệm chỉ nơi chôn “hòn đá kiết giới” trong tu hành Phật pháp.
Khu vực chánh điện. Ảnh: Vntrip
Vẻ đẹp thiên nhiên của chùa Hạnh Phúc Tăng
Những ngôi chùa ở miền Tây đều mang nét đẹp và sự độc đáo riêng biệt. Nhưng có một điểm chung ở các công trình tôn giáo từ chùa Lầu, chùa Huỳnh Đạo An Giang, chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang cho đến chùa Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu và cả ngồi chùa cổ Hạnh Phúc Tăng, đó là đều sở hữu không gian yên tĩnh, trầm mặc khiến ai đến đây cũng đều cảm thất thư thái và dễ chịu.
Tượng Phật vào ngày lễ lớn trong chùa. Ảnh: FB chùa cổ Hạnh Phúc Tăng.
Chính vì trong chùa có trồng nhiều cây xanh, nhất là những cây cổ thụ hàng trăm tuổi, từ giống cây sao, cây dầu, cây sala,... Nếu như chùa Dơi Sóc Trăng gây ấn tượng bởi là nơi cư trú của những đàn dơi đông nghịt thì chùa Hạnh Phúc Tăng lại có khuôn viên thoáng mát, nhiều bóng cây xanh thu hút hàng ngàn con chim kéo đến làm tổ và cất tiếng hát líu lo vui tai.
Không gian yên tĩnh, trầm mặc. Ảnh: thamhiemmekong
Ai từng đến viếng chùa ít nhất một lần cũng sẽ thấy tĩnh tâm hơn và cõi lòng dù phiền muộn đến đâu cũng như được thanh tẩy. Nếu may mắn đến đúng dịp diễn ra các ngày lễ, du khách còn được hòa mình vào không khí đông vui, hoan hỉ khi đồng bào Khmer và các phật tử thập phương đến nơi đây để lễ Phật, dự lễ, cầu bình an và tham quan xung quanh.
Chùa cổ Hạnh Phúc Tăng về đêm. Ảnh: Báo Vĩnh Long.
Chùa Hạnh Phúc Tăng với bề dày lịch sử hơn 1000 năm, là niềm tự hào của những người dân thị trấn Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long nói riêng và miền Tây nói chung. Không chỉ mang kiến trúc độc đáo pha lẫn nhiều giai thoại ly kỳ với lịch sử hình thành lâu đời, ngôi chùa cổ kính còn là nơi hội tụ vẻ đẹp văn hóa truyền thống, lịch sử và tôn giáo của dân tộc Khmer. Đây cũng chính là địa điểm du lịch Vĩnh Long hấp dẫn mang đến nét văn hóa đầy ý nghĩa cho du khách gần xa.
Nhận xét
Đăng nhận xét