Ngay sau khi mạng xã hội đăng tải hình ảnh một cụ ông làm nghề chạy xe ôm ngồi bơ vơ vì không có khách, nhiều bạn trẻ đã tìm đến khiến cuộc sống của ông có những thay đổi bất ngờ, thú vị giữa mùa dịch.
Hình ảnh cụ Sanh được chia sẻ trên mạng xã hội
Chụp màn hình
Một trong những hình ảnh kèm bài viết chia sẻ trên mạng xã hội gây chú ý trong những ngày vừa qua nói về cụ ông làm nghề chạy xe ôm ở góc đường Nguyễn Thiện Thuật – Điện Biên Phủ (P.3, Q.3, TP.HCM) vì dịch nên không người nào thuê cụ chở. Có khi cụ ngồi cả ngày vẫn không có cuốc xe nào. Bộ quần áo trên người cũng được người khác tặng cụ.
Khi clip đăng tải, hàng nghìn bình luận, chia sẻ và hàng chục lượt “like” ủng hộ từbạn trẻ gửi đến ông. Trong đó nhiều bạn trẻ tự tìm đến giúp đỡ bằng hiện vật để cụ vượt qua khó khăn trong dịch Covid-19.
Cụ Trần Văn Sanh, 87 tuổi, nhân vật trong clip Phạm Hữu
Cụ Trần Văn Sanh, 87 tuổi, nhân vật trong clip
Phạm Hữu
Chia sẻ với Phóng viên Báo Thanh Niên, cụ ông xác nhận mình chính là người trong ảnh được đăng tải lên mạng xã hội. Ông cho biết tên thật là Trần Văn Sanh, 87 tuổi, hiện thuê phòng trọ tại lô G (khu phố 4) chung cư Nguyễn Thiện Thuật (P.1, Q.3, TP.HCM).
Mỗi người giúp một ít và chiếc xe máy "mới"
Ghi nhận vào chiều tối hôm qua 5.6 đến sáng nay, có rất đông bạn trẻ tìm đến ông để tặng quà, quần áo, thức ăn và tiền giúp ông giảm bớt khó khăn trong mùa dịch. Nơi ở của ông cụ Sanh trở nên náo nhiệt hơn khi nhiều người đến thăm.
Anh Lê Trúc Phương (35 tuổi) nhà ở tận Q.Tân Bình giữa trưa vẫn chạy xe máy đến tìm ông. Anh Phương tặng quần áo, kèm chút tiền mặt mong ông Sanh vượt qua mùa dịch.
Võ Thị Hồng Diễm (34 tuổi, làm việc tại Q.11) cho rằng dù mùa dịch ai nấy cũng đều khó khăn nhưng khi thấy hoàn cảnh khó hơn nên cũng muốn giúp đỡ. Diễm xe đây là “lá lành đùm lá rách” nên làm trong mùa dịch này. Cho nên tối qua (5.6) Diễm đã cùng bạn của mình chạy đến nhà ông Sanh để trao tiền.
“Tôi cũng kêu gọi bạn bè, mỗi người góp một ít rồi mang đến trao tận tay cho ông. Dịch ai cũng khó khăn thì mình giúp ông chút nào hay chút đó”, Diễm cho hay.
Còn Nguyễn Phương Nam, một nha sĩ tại P.8, Q.10, đã tìm đến ông vào sáng hôm qua. Thấy ông Sanh không có tiền và chiếc xe máy cũng đã hỏng nên anh Nam lập tức dẫn ông đi mua một chiếc xe đã qua sử dụng để có thể chạy xe kiếm tiền mùa dịch.
Nam chia sẻ thêm: “Thực ra sau khi đọc các bình luận của các bạn khác tôi thấy thực sự xúc động, Tôi cũng cảm thấy rất vui khi có rất nhiều bạn trẻ đã có ý thức giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch Covid-19 như hiện nay”.
Tối 5.6, nhiều bạn trẻ khi hay tin đã tìm đến giúp ông Sánh
Tối 5.6, nhiều bạn trẻ khi hay tin đã tìm đến giúp ông Sánh
"Nhờ bà con giúp đỡ tôi biết ơn lắm"
Kể với phóng viên Thanh Niên, ông Sanh cho biết do tuổi đã cao vẫn phải ra ngoài chạy xe ôm kiếm sống nên ông thường ngồi tại góc đường Nguyễn Thiện Thuật – Điện Biên Phủ. Do ông lớn tuổi nên ít người dám thuê ông chở đi vì sợ tai nạn, cho nên mỗi ngày ông chỉ kiếm được một vài chuyến để ăn cơm qua ngày. Mùa dịch này, vợ ông (67 tuổi) cũng thất nghiệp nên ông cũng phải ra đường chờ khách đi xe nuôi thêm cả vợ. Nhưng dịch đến, kèm theo giãn cách xã hội nên hầu như ông không có khách.
Ông Sanh được tặng một chiếc xe máy đã qua sử dụng để làm phương tiện mưu sinh mới Phương Nam
Ông Sanh được tặng một chiếc xe máy đã qua sử dụng để làm phương tiện mưu sinh mới
Phương Nam
Cả ngày hôm qua, Ông Sanh cảm thấy bất ngờ khi bỗng nhiên được nhiều bạn trẻ tìm đến tặng quà. Thậm chí có bạn tự mua tặng cho ông một chiếc xe máy để làm kế mưu sinh. Có một vài sinh viên mang đến 50.000, 100.000 đồng tặng ông. Những tình cảm này khiến ông cảm thấy xúc động.
“Thật là tôi không biết nói gì hơn, bình thường tôi cũng khổ, dịch này còn khổ hơn. Nhờ bà con giúp đỡ tôi biết ơn lắm, tôi xin cảm ơn những tấm lòng cao cả đã giúp tôi trong lúc khó khăn này”, ông Sanh chia sẻ.
Một cán bộ khu phố 4 (P.1, Q.3) xác nhận cụ Sanh hiện đang tạm trú tại địa phương và có hoàn cảnh rất khó khăn. Cụ sống với người vợ và 2 người con trong căn phòng trọ thuê chật hẹp tại tầng 1, lô G chung cư hơn 10 năm nay. Cụ cũng nằm trong sánh sách được địa phương giúp đỡ thường xuyên. Tuy nhiên, ở địa phương chỉ biết tên vì cụ không có hộ khẩu hay giấy tờ tuỳ thân gì. Vợ cụ cũng làm công việc tay chân nhưng vì do mùa dịch nên thất nghiệp phải ở nhà. Theo thanhnien. vn
Nhận xét
Đăng nhận xét