Đường Bùi Văn Ba, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM đang phong tỏa để tầm soát dịch COVID-19. Việc đi lại được hạn chế tối đa, những người dân tại đây đã nghĩ ra cách giúp nhau ấm lòng mùa dịch.
"Em ở đường Bùi Văn Ba, chỗ em bắt đầu phong tỏa từ 18h ngày 8-7. Do tình hình dịch bệnh ở đây khá phức tạp, việc giao - nhận thức ăn từ ngoài chốt vào cũng rất hạn chế. Những ngày qua em sống nhờ thức ăn dự trữ trước đó.
Hiện tại việc ăn uống của mọi người chủ yếu nhờ vào một cửa hàng Bách Hóa Xanh, một Satrafood, nhưng hầu như ngày nào mọi người xếp hàng để mua đồ cũng rất đông.
Tình cờ em thấy được một thông báo trên trang Tôi là dân quận 7 bảo ai ở khu vực Bùi Văn Ba thì quét mã QR vào nhóm. Nhóm này tập hợp những người đang ở trong khu vực bị phong tỏa, ai có thức ăn gì hay cần gì thì nhắn tin nhờ mọi người hỗ trợ.
Trong nhóm cũng có một vài người làm ở Bách Hóa Xanh mỗi ngày sẽ thông báo tình hình thức ăn còn lại để mọi người biết được trước khi ra ngoài", chị Duy Ngân viết gửi cho phóng viên Tuổi Trẻ Online.
Chị Ngân chia sẻ thêm mọi người hoạt động rất tích cực và sẵn sàng giúp đỡ nhau. Có người luộc bắp chia cho bà con, có người mua giúp nhau nước đá, cho nhau bó rau, trái bí, con cá... nói chung rất ấm lòng. Cũng nhờ nhóm mà người dân ở các hẻm cũng biết được tình hình ở các hẻm còn lại.
"Trước đây mọi người không hề biết nhau, nhưng khi vào nhóm mọi người luôn động viên nhau, giúp đỡ nhau, em cảm thấy rất vui và an tâm phần nào. Hy vọng dịch sẽ mau chóng qua đi để cuộc sống được trở lại quỹ đạo vốn có của nó", chị Ngân bộc bạch.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, anh Nguyễn Thanh Sơn - người quản lý nhóm Zalo này - cho biết trước tình hình người dân không có kênh kết nối, anh và bạn anh đã quyết định lập nhóm này để kết nối mọi người.
Nhóm hiện đang là kênh thông tin chính để bà con trên đường Bùi Văn Ba kết nối trao đổi thông tin mới nhất, như hẻm nào được xét nghiệm, hẻm nào đã xét nghiệm, siêu thị mở hay đóng, tình hình nhận đồ hàng hóa, đặt mua nhu yếu phẩm giúp nhau.
"Tụi mình vẫn đang duy trì nhóm với tiêu chí người dân giúp đỡ nhau trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Không lan truyền tiêu cực, thay vào đó là động viên nhau về tinh thần để vượt qua mùa dịch này. Hộ nào khó khăn có thể nhờ nhóm trao đổi tương trợ nhau.
Thiếu lương thực thì san sẻ cùng nhau. Nhóm cũng dành để kết nối một vài nhà hảo tâm dùng để thông tin về việc đến phát tặng nhu yếu phẩm và thực phẩm cho bà con khó khăn", anh Sơn nói.
Dịch bùng ra, nhiều điểm phong tỏa để tầm soát dịch bệnh. Cũng chính lúc này tình người Sài Gòn lại thắt chặt hơn bao giờ hết. Những người dân cũng động viên nhau, hàng xóm nhiều ngày không biết mặt tới nay cười xòa khi trao nhau trái bắp luộc, bó rau xanh hay chỉ đơn giản là gói mì.
Dịch bệnh sẽ sớm qua và sau dịch bệnh, tình người lại thắm hơn.
"Em ở đường Bùi Văn Ba, chỗ em bắt đầu phong tỏa từ 18h ngày 8-7. Do tình hình dịch bệnh ở đây khá phức tạp, việc giao - nhận thức ăn từ ngoài chốt vào cũng rất hạn chế. Những ngày qua em sống nhờ thức ăn dự trữ trước đó.
Hiện tại việc ăn uống của mọi người chủ yếu nhờ vào một cửa hàng Bách Hóa Xanh, một Satrafood, nhưng hầu như ngày nào mọi người xếp hàng để mua đồ cũng rất đông.
Tình cờ em thấy được một thông báo trên trang Tôi là dân quận 7 bảo ai ở khu vực Bùi Văn Ba thì quét mã QR vào nhóm. Nhóm này tập hợp những người đang ở trong khu vực bị phong tỏa, ai có thức ăn gì hay cần gì thì nhắn tin nhờ mọi người hỗ trợ.
Trong nhóm cũng có một vài người làm ở Bách Hóa Xanh mỗi ngày sẽ thông báo tình hình thức ăn còn lại để mọi người biết được trước khi ra ngoài", chị Duy Ngân viết gửi cho phóng viên Tuổi Trẻ Online.
Chị Ngân chia sẻ thêm mọi người hoạt động rất tích cực và sẵn sàng giúp đỡ nhau. Có người luộc bắp chia cho bà con, có người mua giúp nhau nước đá, cho nhau bó rau, trái bí, con cá... nói chung rất ấm lòng. Cũng nhờ nhóm mà người dân ở các hẻm cũng biết được tình hình ở các hẻm còn lại.
"Trước đây mọi người không hề biết nhau, nhưng khi vào nhóm mọi người luôn động viên nhau, giúp đỡ nhau, em cảm thấy rất vui và an tâm phần nào. Hy vọng dịch sẽ mau chóng qua đi để cuộc sống được trở lại quỹ đạo vốn có của nó", chị Ngân bộc bạch.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, anh Nguyễn Thanh Sơn - người quản lý nhóm Zalo này - cho biết trước tình hình người dân không có kênh kết nối, anh và bạn anh đã quyết định lập nhóm này để kết nối mọi người.
Nhóm hiện đang là kênh thông tin chính để bà con trên đường Bùi Văn Ba kết nối trao đổi thông tin mới nhất, như hẻm nào được xét nghiệm, hẻm nào đã xét nghiệm, siêu thị mở hay đóng, tình hình nhận đồ hàng hóa, đặt mua nhu yếu phẩm giúp nhau.
"Tụi mình vẫn đang duy trì nhóm với tiêu chí người dân giúp đỡ nhau trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Không lan truyền tiêu cực, thay vào đó là động viên nhau về tinh thần để vượt qua mùa dịch này. Hộ nào khó khăn có thể nhờ nhóm trao đổi tương trợ nhau.
Thiếu lương thực thì san sẻ cùng nhau. Nhóm cũng dành để kết nối một vài nhà hảo tâm dùng để thông tin về việc đến phát tặng nhu yếu phẩm và thực phẩm cho bà con khó khăn", anh Sơn nói.
Dịch bùng ra, nhiều điểm phong tỏa để tầm soát dịch bệnh. Cũng chính lúc này tình người Sài Gòn lại thắt chặt hơn bao giờ hết. Những người dân cũng động viên nhau, hàng xóm nhiều ngày không biết mặt tới nay cười xòa khi trao nhau trái bắp luộc, bó rau xanh hay chỉ đơn giản là gói mì.
Dịch bệnh sẽ sớm qua và sau dịch bệnh, tình người lại thắm hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét